Marketing là một lĩnh vực vô cùng lớn với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Để trở thành chuyên gia trong ngành marketing bạn cần trang bị cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chắc.
Thấu hiểu điều đó, Adviet xin dành tặng bạn Top 8 Thuật ngữ về các Công cụ trong Marketing nhằm hỗ trợ bạn xây dựng những bước đi vững chắc đầu tiên trên con đường trở thành một Marketer chuyên nghiệp.
1 – Công cụ Marketing: Tech Stack – Giải pháp ngăn xếp
Giải pháp ngăn xếp chính là tập hợp công nghệ và phần mềm mà mỗi một tổ chức dùng để hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đa số các doanh nghiệp hiện nay đang dùng phần mềm CRM (quản lý quan hệ khách hàng), CMS (Hệ quản trị nội dung) là công cụ giúp thúc đẩy bán hàng, nền tảng tự động hoá marketing và nhiều chương trình quản lý khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm những tích hợp mà máy chủ cần để hoạt động đồng thời ở nhiều nền tảng khác.
2 – Công cụ Marketing: Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng – CRM)
CRM không chỉ được hiểu là một cơ sở dữ liệu với rất nhiều các kết nối. Mà nó còn là một công cụ hỗ trợ bán hàng nhằm giúp xác định, phân tích rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Đó là một trong các công cụ toàn diện hỗ trợ cho hoạt động bán hàng.
Tính năng chính của phần mềm CRM đó là khả năng có thể lưu trữ thông tin cá nhân, chẳng hạn như họ tên, số điện thoại, email,… liên quan đến đối tượng khách hàng nhất định.
Các phần mềm CRM phổ biến là: Zoho, HubSpot và Salesforce.
3 – Công cụ Marketing: Content Management System (CMS – Hệ quản lý nội dung)
Hệ quản trị nội dung (CMS) là một phần mềm cho phép các marketer có thể tạo, , lưu trữ, chỉnh sửa, quản lý và thậm chí theo dõi hiệu suất của những nội dung đang có trên website.
Các phần mềm CMS đang phổ biến bao gồm Squarespace, HubSpot và WordPress.
4 – Công cụ Marketing: Marketing Automation (Tự động hoá tiếp thị)
Thuật ngữ trong Marketing “Tự động hoá tiếp thị” sẽ đề cập đến những phần mềm có thể tự động hoá với những nhiệm vụ tiếp thị của bạn.
Chính nhờ những phần mềm đó, bạn sẽ dễ dàng nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng của mình chỉ thông qua việc tự động chuyển những nội dung phù hợp tới cho họ khi họ đang có nhu cầu.
Việc áp dụng những phần mềm tự động hoá này sẽ giúp các Marketer có thể sắp xếp lại các nhiệm vụ một cách hợp lí, tăng rõ rệt hiệu quả tổng thể, đồng thời đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng cũng như để cải thiện chỉ số ROI.
5 – Công cụ Marketing: Marketing Operations (Hoạt động tiếp thị)
Định nghĩa “Hoạt động tiếp thị” ám chỉ hầu như toàn bộ mọi việc đang xảy ra trong nền tảng CRM và khả năng tự động hoá tiếp thị của bạn.
Thông qua hầu hết các hoạt động tiếp thị, bạn sẽ hoàn toàn có thể truyền đạt các thông điệp hữu ích, đúng thời điểm tới tất cả những khách hàng đang và sẽ quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
6 – Công cụ Marketing: Sales Operations (Hoạt động bán hàng)
Hoạt động bán hàng là khái niệm về tất cả mọi điều xảy ra trong nền tảng CRM và thúc đẩy bán hàng.
Với Sales Operations, đội ngũ Sale của bạn sẽ giao tiếp tốt với từng khách hàng cũng như dễ dàng kiểm soát các hoạt động bán hàng của họ.
7 – Công cụ Marketing: Services Operations (Hoạt động dịch vụ)
Hoạt động dịch vụ chính là việc quản lý toàn diện mọi quy trình làm việc, các công cụ cũng như cả những quy trình khác nhằm mục đích cải thiện và duy trì trải nghiệm của khách hàng một cách hiệu quả.
Nó bao gồm cả việc triển khai, quản lý và sử dụng các phần mềm CRM để theo dõi về các vấn đề, hoạt động tiếp thị, hướng dẫn cách dùng sản phẩm hay những thông tin liên quan đến phản hồi của mọi khách hàng.
8 – Công cụ Marketing: Revenue Operations (Hoạt động doanh thu)
Hoạt động doanh thu chính là sự kết hợp của hoạt động marketing, bán hàng và dịch vụ nhằm giúp thúc đẩy trách nhiệm giải trình và cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Mục tiêu chính của hoạt động doanh thu là nhằm hỗ trợ doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả hơn.