Mô hình C2C trong marketing

Ngoài mô hình B2B thì C2C cũng là một loại mô hình buôn bán, giao dịch rất phổ biến trong marketing trên toàn thế giới. Nếu bạn chưa biết về mô hình này thì hãy cùng ADVIET tìm hiểu về C2C và những điều liên quan đến nó trong kinh doanh hiện nay.

1.Mô hình C2C là gì?

C2C là viết tắt của Cosumer to Cosumer trong tiếng anh.

C2c là một mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa người mua và người bán tuy nhiên không phải là giao dịch trực tiếp mà còn có sự tham gia của một nền tảng thứ 3 thông qua mạng internet nhằm tạo ra lợi nhuận, trong đó cá nhân người mua và người bán sẽ là những khách hàng dùng nhiều phương thức khác nhau để mua bán chính sản phẩm của họ chứ không phải doanh nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cách thức để triển khai mô hình C2C giữa các cá nhân với nhau, tất cả đều sử dụng mạng internet làm cầu nối nhằm trao đổi thông tin và giao dịch mua bán

Mô hình C2C kiểu truyền thống: Các sản phẩm được bán tại chợ trời, những nơi bán quần áo cũ, đồ cổ, . .. Người tiêu dùng cá nhân cũng có thể tương tác thương mại thông qua quảng cáo báo mạng

Một số hoạt động phổ biến của mô hình C2C:

  • Nổi tiếng nhất của mô hình này là hoạt động đấu giá
  • Các hình thức quảng cáo tuỳ theo hàng hoá/dịch vụ của người bán
  • Một số dịch vụ cá nhân
  • Sử dụng để bán cho khách hàng các tài sản ảo
  • Ngoài ra, cũng có một số dịch vụ liên quan khác
C2C là gì?
C2C là gì?

2.Vai trò của mô hình C2C

Sự cạnh tranh về mặt hàng và sản phẩm kinh doanh: C2C cho phép nhiều khách hàng trao đổi, mua bán sản phẩm trực tiếp với nhau. Các sản phẩm họ bán ra có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường, nhưng lại thu hút được những đối tượng quan tâm, ưa thích và chọn lựa

Tỷ suất lợi nhuận cho bên bán cao hơn: Với hình thức kinh doanh C2C các khách hàng cá nhân không bị nhiều ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ. Do đó, họ sẽ được hưởng mức lợi nhuận cao hơn rất nhiều

Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Vì không có sự tham gia của phía nhà sản xuất, bán lẻ nên những sản phẩm kinh doanh trong mô hình này không có sự giám sát chặt chẽ về mặt chất lượng, khâu thanh toán

Ví dụ về mô hình C2C

2.1. Đấu giá

Đây là kiểu mô hình giao dịch C2C dưới dạng đấu thầu, bán đấu giá các sản phẩm, hàng hoá giữa người mua và người bán có nhu cầu với mặt hàng đang được đấu giá

Các trang TMĐT như: Ebay, Amazon, Yahoo, . .. là những cái tên đã quá quen thuộc giúp người dùng lập hồ sơ để mua các hàng hoá/dịch vụ. Người đặt giá cao nhất sẽ sở hữu được sản phẩm/dịch vụ trong tay

Đấu giá trong mô hình C2C

2.2. Giao dịch trao đổi

Giao dịch trao đổi trong mô hình C2C chính là kiểu trao đổi thông tin, hàng hóa giữa những người dùng với nhau, cho phép người người tìm thấy nhau và trao đổi về thông tin sản phẩm trong giao dịch.

C2C

2.3. Dạng dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ hỗ trợ là dạng mô hình C2C được nhiều người ưa chuộng bởi sẽ có sự tham gia của trung gian để đảm bảo về chất lượng hàng hoá, độ tin tưởng, giao dịch thanh toán dễ dàng và nhanh nhất

Paypal cũng là dịch vụ trung gian thanh toán tốt nên đã được lựa chọn và đưa vào mô hình C2C nhằm đảm bảo độ uy tín cho giao dịch

C2C

2.4. Bán tài sản ảo

Đối với các gamer thì đã quá quen thuộc với mô hình này. Ở đây các gamer sẽ bán những vật phẩm mà họ thu nhận được từ trong game và đưa lên sàn (phiên đấu giá, chợ, giao dịch trực tiếp) để giao dịch và trao đổi.

Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tốt và hữu hiệu nhất. Vì hiện tại chưa có thông tin rõ ràng về giá trị của tài sản ảo trong game nên việc bị mất cắp, lừa đảo, người mua nhận hàng hoá nhưng không thanh toán đầy đủ,… đã xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy, các gamer nên cân nhắc và chọn cho mình một bên thứ 3 có đủ độ tin cậy để khi giao dịch sẽ thuận lợi không sai sót.

C2C

3.Ưu và nhược điểm của mô hình C2C

3.1 Ưu điểm

Ưu điểm

  • Có khả năng mua được những sản phẩm có thể không được bày bán ở các thị trường khác như: cổ vật, hàng quý hiếm, . ..
  • Khách hàng được hưởng lợi rất nhiều từ các sản phẩm
  • Tỉ suất lợi nhuận cao do việc định giá từ khách hàng, do sản phẩm không có nhà phân phối, v.v.

 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đó cũng cần phải nói đến nhược điểm như:

  • Không có sự đảm bảo về chất lượng hàng hoá: Do không có sự giám sát của bên thứ 3 cho nên mô hình này cũng làm một số người lo ngại là không có khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm. Rủi ro mua phải sản phẩm giả sẽ cao hơn mô hình khác
  • Về việc nhận hàng và thanh toán không được đảm bảo hoàn toàn: Nếu như người mua lo ngại với chất lượng sản phẩm thì người bán theo mô hình này sẽ lo sợ khi người mua nhận hàng và thanh toán không được đảm bảo

 Biện pháp

Chính nhờ sự ra đời của Paypal và nhiều hình thức thanh toán khác như vị cứu tính nên trong những năm vừa qua đã góp phần đẩy mạnh việc giao dịch trên nền tảng C2C, giảm thiểu bớt các rủi ro về bảo mật thông tin cũng như tài sản của khách hàng

Bài viết trên gồm các định nghĩa, một vài ví dụ về mô hình C2C. ADVIET hi vọng qua bài viết này sẽ giúp quý bạn độc bổ sung thêm phần nào hiểu biết về thương mại điện tử. Và giúp bạn có cơ hội thành công hơn trên con đường kinh doanh sau này.

Liên hệ Công Ty CP Truyền Thông Và Phát Triển Trực Tuyến ADVIET, hôm nay để nhận ngay báo giá gói quảng cáo online và offline mới nhất.

Địa chỉ: Số 38, đường 3.1 Gamuda Gardens – Phường Trần Phú – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Hotline: 0906 27 99 88

Email: info@adviet.vn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *