8 lý do phổ biến khiến chiến dịch marketing thất bại

 Bạn đã từng thực hiện chiến dịch không hiệu quả? Lý do khiến chiến dịch của bạn thất bại là tại sao? Marketing là một quá trình thử nghiệm và các thử nghiệm không phải bao giờ cũng thành công. Có một vài lý do phổ biến khiến doanh nghiệp thất bại khi triển khai chiến dịch marketing và không phải ai cũng hay biết những lý do này. Cùng Adviet tìm hiểu thông qua bài viết này nhé

1. Không đủ ngân sách

Chi phí marketing cũng không có hạn mức cố định. Thay vì tính toán chi phí marketing dựa trên tỷ lệ phần trăm của doanh thu, marketer sẽ dựa vào các thông tin sẵn có hay đánh giá chủ quan để đưa ra mức ngân sách. Nhưng mức ngân sách “chủ quan” ấy có đủ để thu về hiệu quả hay không?

Ngân sách thấp sẽ gặp phải những khó khăn sau:

  • Chiến dịch của bạn sẽ không có đủ nguồn lực để hoạt động trong một thời gian đủ dài.
  • Ngân sách của bạn quá thấp không có “tần suất” hiển thị thích hợp.
  • Chiến dịch của bạn không thể tạo ra traffic và chuyển hoá thành hành vi mua hàng.

Yếu tố này rất cần thiết. Bạn phải chi đủ ngân sách mới biết được sự ảnh hưởng của một chiến dịch. Một chiến lược thực tế cần cân đối mục tiêu của chiến dịch với nguồn lực có sẵn. Nếu ngân sách quá nhỏ thì đừng cố gắng để hoàn thành một mục tiêu lớn như phát triển thương hiệu, bởi vì mục tiêu này sẽ yêu cầu ngân sách cao hơn rất nhiều.

Chi đu ngân sách cho chiến dịch marketing thì bạn mới nhận thấy được sự hiệu quả

2. Những mục tiêu sai lầm

Một trong những lỗi hay gặp với các chiến dịch marketing là ít mục tiêu để đo lường hoặc có quá nhiều mục tiêu cho một chiến dịch marketing. Nếu bạn có trong tay nhiều mục tiêu và không thể đạt được một trong số đó, liệu chiến dịch ấy thành công hay là thất bại?

Những chiến dịch marketing hiệu quả nhất được phát triển dựa trên một mục tiêu có thể đo lường được. Điều này mang lại sự tập trung tối đa vào chiến lược và cho phép bạn có thêm cơ hội đạt được mục tiêu cuối cùng của chiến dịch thành công.

Ví dụ, nếu mục tiêu ban đầu của bạn là có được lead chất lượng thì đừng để bị chi phối bởi các yếu tố khác như traffic, điều này sẽ tạo ra một chiến dịch thành công. Hơn nữa, đảm bảo rằng bạn đang quan sát và đo lường hiệu quả cũng như giá trị của lead do chiến dịch tạo ra. Trong trường hợp này, đảm bảo rằng bạn đã thiết lập phương pháp theo dõi mục tiêu khi phân tích website để đánh giá số lượng lead và vòng lặp feedback để cùng với team sale quyết định chất lượng leads đó.

Cần xác định mục tiêu rõ ràng lập kế hoạch

3. Định vị không rõ ràng

Không định vị rõ ràng là dấu hiệu của sự thất bại. Nếu không định vị rõ ràng những thông tin bạn cung cấp, giá trị đối với với khách hàng và mức độ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì mỗi một tờ tiền bạn chi ra trong hoạt động marketing sẽ kém hiệu quả.

Những khách hàng tiềm năng ít có khả năng click vào quảng cáo và nhanh chóng rời khỏi website nếu họ không thể hiểu được đầy đủ các lý do chiến dịch của bạn liên quan tới họ như vậy.

4. Call-to-Action (CTA) yếu và không rõ ràng

Đây là lỗi hay gặp xuyên suốt trong các chiến dịch marketing. Hoạt động CTA của bạn là một lời chào đến khách hàng tiềm năng. Một CTA yếu khiến khách hàng không biết nên làm gì tiếp theo. Một CTA không rõ ràng khiến khách hàng mục tiêu của bạn không muốn mua bởi vì họ không hiểu họ đang trông đợi điều gì. Quá nhiều CTA khiến khách hàng không biết phải đi đường nào.

Hãy thiết lập một CTA chính, rõ ràng và bạn sẽ cảm nhận thấy những cải thiện nhanh chóng trong chiến lược marketing của mình.

Call-to-Action

5. Rào cản từ trải nghiệm khách hàng

Đôi khi, các yếu tố bên ngoài marketing lại dẫn đến sự thất bại. Trải nghiệm khách hàng là một ví dụ cho điều đó. Nếu bạn có trải nghiệm mua sắm online hoặc team sale không phản ứng đủ nhanh để có được lead thì đó chính là lý do tại sao chiến dịch marketing không thu về kết quả như mong muốn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã giải quyết mọi vấn đề về trải nghiệm khách hàng trước khi gia tăng ngân sách marketing. Marketing không phải là cách để vượt qua các thách thức này.

6. Chiến dịch marketing không nổi bật

Thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng là một thách thức. Công việc đầu tiên của mọi chiến dịch marketing trên những kênh digital là nhằm thu hút sự quan tâm. Không một ai có thể hiểu được giá trị bạn tạo nên nếu họ không đọc các chiến dịch marketing của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy có nhiều điểm giống nhau trong những thông điệp và sự sáng tạo.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang tận dụng những best practice của nền tảng marketing để chiến dịch marketing của bạn có thể xuất hiện nhiều hơn nữa. Điều này bao gồm sử dụng các công cụ như video trên nền tảng mạng xã hội để gây chú ý tốt hơn thay vì những hình ảnh tĩnh đơn giản. Nhìn vào bối cảnh thị trường và xác định những danh mục “tiêu chuẩn” về hình ảnh và thông điệp, sau đó khám phá, phá vỡ một số quy tắc, chiến dịch marketing của bạn sẽ thành công.

Chiến dịch Marketing của bạn cần sáng tạo, nổi bật để khán giả không thấy nhàm chán
Chiến dịch Marketing của bạn cần sáng tạo, nổi bật để khán giả không thấy nhàm chán

7. Marketing chỉ dựa trên một kênh duy nhất

Bạn không nên “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Mỗi kênh marketing sở hữu thế mạnh và điểm yếu khác nhau. Bạn là marketer và điều phải làm là tạo dựng một “hệ sinh thái” marketing, nơi mà các kênh sẽ có mục tiêu khác nhau và tất cả cùng hướng về những mục tiêu chung. Hơn nữa, khi chỉ đầu tư cho một kênh duy nhất, bạn đặt cược tất cả vào “một giỏ” thay vì “nhiều giỏ” để quyết định nơi nào là tốt nhất.

Cách tiếp cận đúng đắn là quản lý nhiều kênh. Ví dụ, bạn chạy YouTube Ads để lôi kéo sự chú ý và traffic vào thương hiệu của bạn. Còn với Facebook, bạn nhắm mục tiêu vào những người đã truy cập trang web để thử trải nghiệm rồi biến họ trở thành khách hàng.

8. Những mong đợi không thực tế

Có lẽ lý do quan trọng nhất khiến chiến dịch marketing thất bại là sự mong đợi không thực tế. Khi bạn mong đợi ROI cao trong hoạt động marketing nhưng lại không nhận ra các trở ngại đã nêu trên thì mong đợi của bạn sẽ không thể đáp ứng được. Không có một công thức cho sự thành công trong marketing

Việc nắm rõ nguyên nhân thường gặp của các chiến dịch marketing thất bại sẽ giúp bạn phát hiện được các vấn đề, những rủi ro và mức độ khó khăn, cách đi đúng hướng để đạt đến thành công.

Những mong đợi không khả thi Có thể lý do lớn nhất để chiến dịch marketing thất bại là sự mong đợi không thực tế. Khi bạn mong đợi ROI cao trong chiến dịch marketing nhưng lại không nhận ra các vấn đề đã nêu trên thì mong đợi của bạn sẽ không thể đáp ứng được. Không có một công thức cho sự thành công trong marketing, hiểu rõ nguyên nhân thường thấy của các chiến dịch marketing thất bại sẽ giúp bạn nhận biết chính xác những vấn đề, những rủi ro và mức độ khó khăn, hành động theo đúng hướng để đạt được thành công.

Nguồn: Fobes

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *